Sáng kiến “Biện pháp nâng cao chất lượng tiết dự giờ thăm lớp ở trường TH&THCS Tân Hiệp B từ năm học 2017-2018″
– Mục đích của giải pháp: Dự giờ là hoạt động cần thiết, là một trong những nhân tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học. Do vậy, cần cải tiến công tác dự giờ, thăm lớp giúp giáo viên để từng bước nâng cao chất lượng giờ dạy góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo…. cũng như nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học của nhà trường.
– Nội dung của giải pháp:
Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch dự giờ thăm lớp cụ thể, chi tiết, khoa học.
Ban giám hiệu cấn có kế hoạch chuyên môn cụ thể ngay từ đầu năm học, quy định cụ thể số tiết dự giờ thăm lớp của mỗi thành viên trong năm học, học kỳ, tháng.
Quản lý chặt chẽ kế hoạch dự giờ thăm lớp của mỗi tổ từ đó có kế hoạch theo dõi, nhắc nhở, động viên các thành viên tham dự đúng theo kế hoạch.
Ban giám hiệu tổ trưởng chuyên môn và giáo viên cần nắm bắt kịp thời, khách các thông tin về giáo viên và học sinh, kiến thức bài dự.
Giải pháp 2: Làm tốt công tác chuẩn bị trước khi dự giờ
Xác định rõ mục đích dự giờ.
Xem kết quả hồ sơ của giáo viên lần kiểm tra trước.
Xem thời khóa biểu, lịch báo giảng của giáo viên.
Nghiên cứu kỹ chuẩn kiến thức, kỹ năng và kiến thức của bài.
Nghiên cứu chuẩn đánh giá.
Xem xét trình độ học sinh.
Xem xét trang thiết bị bổ trợ cho bài giảng.
Phác thảo nội dung quan sát: Hoạt động dạy; hoạt động học; các mối quan hệ trong hoạt động dạy học.
Giải pháp 3: Quan sát giờ dạy trên lớp.
Quan sát hoạt động dạy như nội dung dạy học; tổ chức hoạt động dạy học; sử dụng và phân phối thời gian; sử dụng thiết bị dạy học.
Quan sát hoạt động học như khả năng lĩnh hội tri thức của học sinh; nề nếp học tập của học sinh; quá trình vận dụng của học sinh (kỹ năng); sự tiến bộ của học sinh qua tiết dạy; phương pháp học tập của học sinh.
Quan sát các mối quan hệ trong hoạt động dạy học như mối quan hệ giao tiếp giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh và học sinh; ngôn ngữ, phát ngôn của học sinh, giáo viên; xử lý tình huống giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh và học sinh; không khí lớp học.
Ghi lại nhân lại toàn bộ hoạt động dạy và học; tình huống xảy ra trong tiết dạy một cách trung thực (có thể ghi chú những sự việc cụ thể, những lời nói trọn vẹn…)
Khi dự giờ cần lưu ý:
Đến đúng giờ đã định, chọn vị trí thích hợp để có thể quan sát giáo viên và học sinh hoạt động.
Có thái độ, cử chỉ đúng mực, thân thiện trước trong và sau khi dự giờ thăm lớp, tránh những biểu hiện gây ảnh hưởng tiêu cực, hiểu lầm đối với giáo viên và học sinh.
Ghi chép rõ ràng, đầy đủ, khách quan, trung thực, phản ánh đầy đủ hoạt động của giáo viên – học sinh và các mối quan hệ.
Giải pháp 4: Phân tích giờ dạy của giáo viên (giữa những người cùng dự giờ trước khi góp ý)
Căn cứ vào thông tin thu nhận.
Phân tích kết quả học tập.
Đề ra các giải pháp giúp giáo viên tiếm bộ, hoàn thiện trong giảng dạy.
Dự kiến, thống nhất nội dung trao đổi với giáo viên. (Xác định nội dung trao đổi, sắp xếp các vấn đề cần trao đổi, chuẩn bị cách tiếp cận, cách trao đổi cho phù hợp, đúng đối tượng và hiệu quả.)
Giải pháp 5: Trao đổi với giáo viên. Đưa thông tin giờ dạy đến giáo viên, tư vấn, giúp đỡ giáo viên hoàn thiện mình hơn trong giảng dạy.
Tạo cảm giác an toàn cho giáo viên trước, trong và sau khi trao đổi.
Đề nghị giáo viên nêu mục đích, yêu cầu của bài, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học đã được thể hiện trong tiết dạy so với dự kiến ban đầu đã thực hiện đến đâu, có khó khăn, thuận lợi gì trong quá trình thực hiện.
Nêu nhận xét ưu điểm, hạn chế. Phân tích những nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế đó.
Cùng với giáo viên tìm ra phương án để nâng cao chất lượng bài giảng.
Nêu những lời khen cụ thể, sát thực, khả thi, trao đổi kinh nghiệm…
Nêu đánh giá giờ dạy và điểm số.
Khi trao đổi với giáo viên cần chú ý:
Phát hiện những ưu điểm cho dù nhỏ nhất để động viên, khích lệ giáo viên. Tìm ra những kinh nghiệm tốt để nhân rộng trong đơn vị.
Nên nêu những ưu điểm trước, sau đó mới nêu nhược điểm, phân tích những nguyên nhân của nhược điểm để giáo viên thấy rõ và có hướng khắc phục.
Chủ đề chính trong cuộc trao đổi là giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh chứ không phải riêng bản thân giáo viên.
Tạo không khí thẳng thắn, chân tình, thoải mái trong trao đổi
Tránh xúc phạm giáo viên hay gây tâm lý tự vệ cho giáo viên.
Khuyến khích giáo viên tự đánh giá kết quả giờ dạy
Giải pháp 6: Lưu hồ sơ giáo viên cần đầy đủ cẩn thận, chính xác, khách quan, khoa học có nhận xét đánh giá rút kinh nghiệm của từng thành viên tham dự; đảm bảo là minh chứng để so sánh rút kinh nghiệm cho những tiết thăm lớp dự giờ tiếp theo và là cơ sở để đánh giá giáo viên qua từng năm học.
Phan Minh Tân – P.HT Trường TH&THCS Tân Hiệp B.