Vận dụng phương pháp STEM vào một số bài Địa lí

Giải pháp 1:  Vận dụng phương pháp STEM làm mô hình Địa hình Việt Nam

Ví dụ:  “ Bài 30. Thực hành – Đọc bản đồ địa hình Việt Nam ” (Địa lí 8)

GV hướng dẫn HS làm mô hình, cụ thể cách làm như sau: chuẩn bị vật liệu phù hợp và các bước thực hiện mô hình. Để làm được mô hình này rất đơn

giản, vật liệu cần chuẩn bị gồm:

  1. Khổ giấy cần làm: kích thước (A1, A2, A3 …), ảnh mẫu.
  2. Các loại đậu: đậu xanh bóc vỏ, đậu xanh còn vỏ, bột bán
  3. Keo sữa
  4. Nhíp, thước kẻ, bút chì, tẩy.
  5. Màu tô

Các bước tiến hành:

Bước 1. Lựa chọn các loại đậu cho từng khu vực sao cho tương đối phù hợp

Bước 2. Phủ lớp keo sữa lên khung cần làm

Bước 3. Dán bột bán,  hạt đậu lên khung . Căn cứ vào hình dạng ta điều chỉnh đến khi như ý.

Bước 4. Phơi khô ngoài nắng (khoảng vài giờ  nắng to).

Bước 5. Tô màu

Với cách làm này có thể thực hiện bất cứ mô hình nào không chỉ với môn Địa lí mà cả những môn học khác. Đây là phương pháp STEM điển hình nhất mà tôi áp dụng vào bài học.

Giải pháp 2: Vân dụng phương pháp STEM nhận biết 7 vùng kinh tế của Việt Nam thông qua nhận diện màu sắc từng miền địa hình.

Tiếp tục thực hiện phương pháp này, tôi áp dụng cho khối lớp 9. Chẳng hạn, khi dạy về 7 vùng kinh tế của Việt Nam (Địa lí 9), tôi muốn các em nắm chắc về địa hình, sông ngòi, khí hậu của từng vùng kinh tế, vì đây là một trong những nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của vùng đó. Tôi giao nhiệm vụ mỗi nhóm một mô hình thể hiện các nhân tố vùng đó. Sản phẩm thu được với nhiều mô hình như sau:

Vận dụng phương pháp này, tôi thấy học sinh hiểu bài rất nhanh, nắm bắt tốt các dạng địa hình nước ta. Các em đã thực hiện được độ cao của từng dạng địa hình khác nhau, biết thể hiện màu sắc phù hợp với từng độ cao của địa hình, chú thích rõ ràng.

skkn

Giải pháp 3: Vận dụng phương pháp STEM (Toán học) để xử lý số liệu bài tập và vẽ biểu đồ.

Ngoài thực hiện mô hình, tôi còn hướng dẫn các em vận dụng phương pháp STEM vào kĩ năng vẽ biểu đồ như: biểu đồ đường biểu diễn, biểu đồ tròn. Vì các bài tập vẽ biểu đồ thường vận dụng: Khoa học (chính xác) ; Toán học (tính chỉ số tăng trưởng, tính tỉ lệ cơ cấu %, tính giá trị tăng hay giảm …) ; Kỹ thuật (chia tỉ lệ phù hợp, vẽ chú thích) … Ví dụ cụ thể bằng bài tập sau:

* Bài tập 1  Cho bảng số liệu sau

Bảng 10.2: Số lượng gia súc, gia cầm (lấy năm 1990 = 100%)

                                     NămGia súc, gia cầm 1990 1995 2000 2002
Trâu 2854,1 2962,8 2897,2 2814,1
3116,9 3638,9 4127,9 4062,9
Lợn 12260,5 16306,4 20193,8 23169,5
Gia cầm 407,4 142,1 196,1 233,3

– Vẽ biểu đồ thể hiện chỉ số tăng trưởng của đàn gia súc, gia cầm qua các năm trên cùng một trục hệ tọa độ.

– Nhận xét, giải thích tại sao gia cầm, lợn tăng, đàn trâu không tăng?

(Lê Thị Kim Chi)